Mô hình chỉ bán vỏ xe của VinFast liệu có tạo nên sự đột phá đối với người dùng?

Mua pin hay thuê pin là câu hỏi quan trọng đối với người dùng cũng như các nhà sản xuất xe điện, bởi chi phí pin hiện nay rất lớn chiếm tới gần 40% chi phí cấu thành nên một chiếc xe.

Tại sự kiện VinFast Gobal EV Day diễn ra mới đây, bà Lê Thị Thu Thuỷ – Tổng giám đốc VinFast Global cho biết VinFast sẽ dừng việc sản xuất xe xăng từ cuối năm 2022 để tập trung hoàn toàn cho việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các dòng xe thuần điện. Quyết định này có thấy quyết tâm rất lớn của VinFast trong cuộc đua xe điện toàn cầu. Hai mẫu xe điện VF8 và VF9 được công bố mức giá bán lần lượt 961 triệu đồng và 1,312 tỷ đồng tại Việt Nam. Một điểm quan trọng trong chiến lược kinh doanh của VinFast là mô hình bán xe và cho thuê pin. Công ty thuộc tập đoàn Vingroup đưa ra hai gói cho thuê pin với khách hàng, gồm Linh hoạt (tối thiểu 500 km, tính thêm phí từ km số 501 trở đi) và Cố định (không phụ thuộc quãng đường di chuyển). VinFast cam kết rằng, tổng chi phí hàng tháng cho thuê pin chỉ tương đương chi phí xăng tại từng thị trường (Mỹ, châu Âu và Việt Nam). Ngoài ra, VinFast cũng sẽ chi trả toàn bộ chi phí sửa chữa, bảo dưỡng pin và sẽ thay thế miễn phí khi khả năng sạc – xả của pin thấp hơn 70%. Trên thực tế, mua pin hay thuê pin là câu hỏi quan trọng với cả nhà sản xuất xe điện và người tiêu dùng.
Pin chiếm tới 40% chi phí cấu thành xe điện, mô hình chỉ bán vỏ xe của VinFast liệu có tạo nên sự đột phá đối với người dùng? - Ảnh 1.

Cơ cấu giá pin trên toàn bộ chi phí một chiếc xe điện (Statista)

Theo số liệu từ Statista, pin hiện chiếm từ 30 – 40% chi phí cấu thành nên xe điện. Trong trường hợp các nhà sản xuất chỉ bán vỏ xe, không bao gồm pin, giá thành xe điện sẽ giảm tương đối nhiều và qua đó dễ dàng tiếp cận hơn với người dùng.