Digital Marketing, cách hiểu đúng về nghề nghiệp này

Digital marketing, thứ mà nhiều người đang cảm thấy mơ hồ. Hay thậm chí những người đang làm về Digital cũng đang mông lung trong khái niệm có phần trừu tượng này.

Theo Asia Digital Marketing Association: “Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin”

Hiểu đơn giản Digital Marketing là các hoạt động quảng bá cho sản phẩm/thương hiệu nhằm tác động đến nhận thức khách hàng, kích thích hành vi mua hàng của họ. Nói dễ hiểu hơn, Digital Marketing là một thuật ngữ chỉ việc xây dựng các hoạt động tiếp thị sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên Internet.

Digital Marketing nhấn mạnh đến 3 yếu tố:

  • Sử dụng các phương tiện kĩ thuật số,
  • Tiếp cận khách hàng trong môi trường kĩ thuật số
  • Tương tác với khách hàng trong môi trường kĩ thuật số.

Digital Marketer là ai?

Digital Marketer là người làm về các công việc liên quan đến Digital. Thông thường một Digital Marketer sẽ liên quan đến việc sử dụng các kênh digital để tạo ra leads và xây dựng brand awareness (nhận diện thương hiệu) cho các tổ chức và doanh nghiệp .

Dựa vào đây, Digital marketer phải sử dụng các công cụ đo lường để tìm ra điểm yếu và phương án cải thiện hiệu suất trên các kênh này. Tùy mô hình hoạt động của công ty, Digital marketer có thể chịu trách nhiệm cho toàn bộ chiến lược digital của công ty hoặc chỉ tập trung vào một thứ.

Tại các công ty SMEs hoặc Start-up thường có một chuyên gia hoặc một quản lý chung, trong khi đó ở các tập đoàn, trách nhiệm này có thể được phân bổ cho một team hoặc thậm chí cho nhiều bộ phận khác nhau có liên quan.

*Chuyên gia: Chuyên gia ở đây được hiểu là người có nhiệm vụ điều hướng những khách hàng liên quan đến mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu và niềm tin, cuối cùng thúc đẩy ý định mua hàng.

Các tố chất cần có của một Digital Marketer

Là một người làm marketing, thì dưới đây là những tố chất cần phải có để giúp các Marketer có thể tự tin, vững bước trên con đường phát triển sự nghiệp trong tương lai.

  1. Khả năng thích ứng

Một trong những tố chất cần có của một Digital Marketer là khả năng thích ứng nhanh nhạy để có thể bắt kịp sự thay đổi của môi trường, đáp ứng được sự phát triển chóng mặt của các xu hướng làm marketing, xu hướng công nghệ, cũng như sự thay đổi về nhận thức và hành vi mua sắm của người tiêu dùng để có một tư duy làm nghề hiện đại và mới mẻ.

Để rèn luyện khả năng thích ứng, chúng ta có thể cập nhật tin tức thường xuyên, đọc nhiều hơn về các kiến thức marketing, nắm bắt được các thông tin về doanh nghiệp, những chiến lược marketing mới cũng như những quan điểm, ý kiến về marketing để không ngừng làm mới bản thân, bước ra khỏi vùng an toàn của mình, trau dồi và hoàn thiện mình theo hướng tích cực.

2. Chịu khó

Không chỉ riêng với ngành Digital Marketing mà bất cứ ngành nào bạn theo đuổi, muốn thành công đều cần sự chịu khó. Và trên thực tế, công việc của một digital marketer không phải lúc nào cũng trơn tru, bằng phẳng, mà bao gồm rất nhiều những khó khăn, thử thách. Chỉ những digital marketer có đủ năng lực và kiên nhẫn mới có thể vượt qua các thử thách đó, và trở thành “lành nghề” hơn trong lĩnh vực của mình.

3. Kỹ năng nghề marketing

Đối với người làm marketing nói chung và người làm Digital Marketing nói riêng, kỹ năng cần có đối với nghề là điều cần thiết. Đây được coi là những điều cơ bản, cốt lõi mà giúp các marketer sẽ xây dựng cho mình một tư duy đúng đắn, khiến bạn dễ dàng bộc lộ bản thân, và có một định hướng tốt hơn trong công việc sau này.

Một số kỹ năng nghề marketing mà bạn cần nắm vững đó là: kỹ năng viết lách, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp chủ động, hiệu quả,… Ngoài ra, người làm marketing hãy tự chọn cho mình một kỹ năng mà mình cảm thấy vượt trội nhất để biến đó trở thành ưu điểm, lợi thế của bản thân cùng sự kết hợp với các kỹ năng khác để phát triển bản thân một cách toàn diện.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ trang bị được nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho sự phát triển trên chặng đường thăng tiến trong công việc marketing, hay bắt đầu một công việc marketing theo đam mê của mình.